Bong da môi là thiếu chất gì, bệnh gì
Bong tróc da môi là thiếu chất gì, bệnh gì? Thường xuyên, liên tục có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả từ mức độ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Vì vậy, để ý quan sát và nhận biết hiện trạng đôi môi của mình cũng rất quan trọng để phòng ngừa và chữa trị kịp thời.
Bong tróc da môi là thiếu chất gì, bệnh gì?
1. Nguyên nhân tại sao da môi khô bong tróc thường xuyên
1.1 Bong tróc da môi là thiếu chất vitamin A, B2, B3, B6, C
- Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin A, môi có biểu hiện khô nứt hoặc chảy máu không những thế sự suy giảm trí nhớ có thể xảy ra, nhiều người bị mất ngủ và có vấn đề về khô mắt.
- Vitamin B2 còn được gọi là riboflavin. Nó là một hoạt chất thiết yếu để duy trì sức khỏe của móng tay và da kể cả đôi môi của bạn. Thiếu vitamin B2, tình trạng ngứa môi hoặc nứt môi bắt đầu xảy ra.
- Vitamin B3 là một dạng Niacin phức tạp, nếu cơ thể không đủ loại vitamin này có thể dẫn đến tình trạng da khô, nứt môi, sưng miệng và lưỡi.
- Một trong những nguyên nhân chính khiến môi khô là do thiếu vitamin B6. Vitamin B6 ( tên khoa học là Pyridoxine) có liên quan đến rối loạn da, viêm da và nứt nẻ ở khóe miệng.
- Để có được một làn da trắng sáng mịn màng không khô sạm thì bạn không thể thiếu Vitamin C.
1.2 Bong tróc da môi là thiếu chất sắt, kẽm
Trong nhiều trường hợp, nứt nẻ môi là biểu hiện chế độ dinh dưỡng thiếu sắt, kẽm và vitamin B phức hợp (8 vitamin B). Đây là các chất cần thiết cho cơ thể. Một phần trong vitamin B phức hợp là vitamin B2 thường được gọi là riboflavin. Nếu thiếu hụt vitamin B2, môi sẽ bị sưng, nứt nẻ.
1.3 Bong tróc da môi là do mất nước
Khi mất nước, môi cũng mất đi lượng nước, khoáng chất nuôi dưỡng nên bị nứt nẻ, da trên môi bị bong.
1.4 Bong tróc da môi là do bị dị ứng
Môi khô và nứt có thể do sản phẩm chăm sóc môi đang dùng có thể không hợp hoặc do một số loại thuốc. Biểu hiện dị ứng ở môi là môi khô, bong tróc và sưng.
1.5 Bong tróc da môi là thiếu do tác dụng phụ của thuốc
Các loại thuốc như levothyroxin dùng cho bệnh tuyến giáp, accutane điều trị mụn trứng cá và nếp nhăn, propranolol điều trị huyết áp cao và vài loại thuốc khác có thể khiến đôi môi khô, nứt cùng với các tác dụng phụ khác.
1.6 Bong tróc da môi do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia UV nên dù là trong mùa hè hay mùa đông thì việc để đôi môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cũng có thể gây khô môi.
1.7 Bong tróc da môi do liếm môi thường xuyên
Nhiều người hay có thói quen liếm môi nhưng không hề biết rằng, hành động này sẽ gây ra tình trạng môi khô nẻ, bong tróc.
2. Bong da môi thường xuyên là bệnh gì?
2.1 Bong da môi là bệnh kawasaki
Bệnh Kawasaki là căn bệnh do viêm các mạch máu gây sưng hạch bạch huyết. Nếu không được điều trị, căn bệnh sẽ ảnh hưởng đến thận, tim. Một số triệu chứng khác cảnh báo căn bệnh này là phát ban, sốt, mắt đỏ...
2.2 Bong da môi là bệnh rối loạn ở tuyến giáp
Đây là căn bệnh khó phát hiện ở khi ở giai đoạn đầu. Suy giáp khiến môi khô, do cơ thể thiếu lượng hormone cần thiết. Khi mắc suy giáp, da bị dày, ngứa và khô.
2.3 Bong da môi là bệnh nhiễm nấm candida
Nếu có môi nứt nẻ và có vết nứt ở khóe môi thì có thể đó là nhiễm nấm Candida.
2.4 Bong da môi là bệnh hội chứng co thắt đại tràng
Đôi khi, các triệu chứng của hội chứng co thắt đại tràng (IBS) có các biểu hiện bên ngoài như môi khô, nứt nẻ, chảy máu hoặc một số rối loạn da khác trên khuôn mặt.
2.5 Bong da môi là bệnh viêm môi bong vảy
Viêm môi bong vảy là một tình trạng viêm phổ biến do các vi khuẩn như Candida albicans, Staphylococcus aureus,…. Bệnh khiến 1 hoặc cả 2 bên miệng bị ảnh hưởng. Các triệu chứng bao gồm da đỏ, môi khô, nứt, gây đau chảy máu và loét ở khóe miệng.
2.6 Bong da môi là bệnh nhiễm nấm men
Dấu hiệu nhận biết nấm men ở khu vực này là đôi môi nứt nẻ với những vết nứt nhỏ gần khóe miệng.
2.7 Bong da môi là bệnh nhiễm virus herpes
- Herpes là bệnh lây truyền qua đường tình dục và thông thường môi nứt nẻ không phải đặc trưng của nó.
- Tuy nhiên, dấu hiệu này vẫn có thể là biểu hiện ban đầu chỉ ra bạn bị nhiễm Herpes.
Mụn rộp thường xảy ra phổ biến hơn khi bị Herpes, chúng gây đau đớn và hình thành mụn nước trên da.
- Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu đau, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước.
2.8 Bong da môi là bệnh chốc lở
- Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt thường ở xung quanh mũi, miệng, trên cánh tay hoặc mông.
- Triệu chứng phổ biến của nó là các nốt đỏ nhỏ, mụn nước trên vùng da xung quanh miệng.
- Hiện tượng môi khô, nứt nẻ kèm theo ngứa cũng là dấu hiệu của chốc lở.
3. Cách chữa trị bong tróc da môi hiệu quả, an toàn
3.1 Cách chữa trị bong tróc da môi bằng mật ong
Cách trị khô môi phổ biến và cũng được xem là một trong những cách hiệu quả nhất chính là sử dụng mật ong. Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm và chữa trị chứng nẻ môi rất tốt.
3.2 Cách chữa trị bong tróc da môi bằng gel lô hội
Gel lô hội rất hữu ích cho một làn da khô và không ngoại trừ cả một bờ môi khô nữa. Nó không chỉ phục hồi lại độ ẩm, mà còn giúp giảm cảm giác đau do tình trạng môi khô nứt gây nên.
3.3 Cách chữa trị bong tróc da môi bằng hoa hồng
Ngâm những cánh hoa trong sữa khoảng một vài giờ, nghiền nhuyễn. Sau đó thoa lên môi khô từ 2-3 lần/ngày và mỗi đêm trước khi đi ngủ. Biện pháp này sẽ giúp duy trì độ ẩm cho môi cũng như giúp màu sắc đôi môi luôn hồng hào tự nhiên.
3.4 Cách chữa trị bong tróc da môi bằng vaseline
Vaseline rất hiệu quả trong việc điều trị đôi môi khô, nứt nẻ. Đơn giản chỉ cần thoa một lớp mỏng vaseline lên đôi môi khô của bạn nhiều lần trong ngày để bảo vệ môi.
3.5 Cách chữa trị bong tróc da môi bằng dầu dừa
Dầu dừa là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên có thể được thoa trên môi khô mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Sử dụng vài lần một ngày để giữ cho đôi môi ẩm ướt, tránh bị khô. Ngoài dầu dừa bạn cũng có thể sử dụng thay thế bằng dầu ô liu…
3.6 Cách chữa trị bong tróc da môi bằng dưa leo
Chà xát nhẹ nhàng 1 lát nhỏ dưa leo lên môi khô. Để trong 15-20 phút và sau đó rửa sạch môi với nước. Áp dụng nhiều lần trong ngày, nước ép dưa leo sẽ giúp tình trạng khô môi mau chóng được chữa khỏi.
3.7 Cách chữa trị bong tróc da môi bằng chế độ dinh dưỡng
Nước rất cần cho da nhất là vào lúc thời tiết hanh khô, vì vậy cần đảm bảo lượng nước cho cơ thể từ 2 đến 2,5 lít/ngày. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều hoa quả, những loại giàu vitamin C như cam, bưởi, táo… cũng sẽ khiến cho làn da môi trở nên mềm mại hơn.
3.8 Cách chữa trị bong tróc da môi bằng son dưỡng làm từ thiên nhiên
Một thỏi son dưỡng thiên nhiên nhỏ gọn sẽ rất tiện lợi mỗi khi bạn cần đến. Son dưỡng thiên nhiên có tác dụng trị khô môi và nứt môi vô cùng tốt lại tiện lợi hơn nhiều. Son dưỡng thiên nhiên còn giảm thâm môi và về lâu dài giúp môi hồng hào bất ngờ.
3.9 Cách chữa trị bong tróc da môi bằng tẩy tế bào chết cho môi
Tẩy da môi bị khô bằng dầu oliu + chanh 1-2 lần/tuần (hoặc bất cứ loại mặt nạ tẩy tế bào chết nào mà các bạn thích), sẽ loại bỏ lớp da chết sần sùi, giúp đôi môi mềm mại và dễ tiếp nhận các dưỡng chất từ nguyên liệu tốt hơn.
Và đừng quên là tại showroom của dược mỹ phẩm Kangnam tại địa chỉ dưới đây, các bạn được soi da miễn phí và sử dụng thử các sản phẩm.
Hồ Chí Minh: 340D Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình
Hà Nội: 98B Bạch Mai, Phường Cầu Dền, Quận Hai Bà Trưng
Hotline: 19002037